Shoppertainment 2024: Tương lai của tiêu dùng và thương mại Châu Á TBD
Báo cáo Shoppertainment 2024: Tương lai của tiêu dùng và thương mại Châu Á TBD do Accenture phối hợp thực hiện cùng TikTok nhằm phục vụ mục đích thương mại. Accenture đã biên soạn báo cáo này nhằm nhấn mạnh cách thức nội dung định hình hành vi của người tiêu dùng, để từ đó xác định quỹ đạo tăng trưởng cho các doanh nghiệp. Qua đó các thương hiệu có thể khai thác TikTok để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nhờ những nội dung họ tạo ra.
Trong báo cáo này, Ông Shant Oknayan – Giám đốc Giải pháp kinh doanh toàn cầu Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi & Trung Á, TikTok chia sẻ: “Hoạt động thương mại trên TikTok khác biệt ở hai khía cạnh. Thứ nhất, chúng tôi áp dụng phương pháp ưu tiên tính giải trí, bởi vì chúng tôi luôn hướng tới sứ mệnh truyền cảm hứng sáng
tạo và mang lại niềm vui. Với hơn 1 tỷ người dùng tương tác với Trang Dành cho bạn, nội dung trên TikTok phát triển tới mức không những giúp đối tượng khán giả giải trí mà còn thúc đẩy quyết định mua hàng. Thứ hai, Kỷ nguyên nội dung đã trao cơ hội sáng tạo và sản xuất nội dung cho tất cả mọi người. Tại đó, toàn thể người dùng đều được hỗ trợ tham gia vào các cộng đồng theo từng mối quan tâm như BookTok và BeautyTok, từ đó, họ có thể sáng tạo những nội dung có sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng.”
Đồng thời, Bà September Guo-Giám đốc điều hành, Trưởng nhóm thương mại xã hội, Đông Nam Á, Accenture chia sẻ: “Cơ hội Shoppertainment giá 1 nghìn tỷ USD ở Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn nguyên hiệu lực. Trong 12 tháng qua, các thương hiệu đã đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởng này”
Tóm tắt báo cáo
Xét về các khía cạnh chú trọng nội dung, tối ưu hóa toàn bộ kênh và hệ sinh thái nhà sáng tạo, có ba sự thay đổi cơ bản đặt nền tảng để giúp các thương hiệu phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Shoppertainment.
- Thứ nhất, người tiêu dùng đang từ bỏ thói quen mua sắm ngẫu hứng với trọng tâm là mua hàng giảm giá, để tìm kiếm nội dung mô tả giá trị thực sự của sản phẩm.
- Thứ hai, nhu cầu và kỳ vọng đối với nội dung ngày càng gia tăng nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm và hỗ trợ quy trình vừa lướt vừa mua hàng dễ dàng trên các nền tảng.
- Thứ ba, sự trỗi dậy của các cộng đồng sáng tạo nội dung đã nhấn mạnh xu hướng chuyển dịch từ mạng lưới hướng đến thương hiệu sang mạng lưới hướng đến cộng đồng.
Trong hoạt động Shoppertainment, các thương hiệu thường phân loại thị trường dựa trên những yếu tố như mức độ trưởng thành của thị trường hoặc sự khác biệt trong khu vực. Thông thường, thị trường Đông Nam Á được nhận định khác với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố bất ngờ. Mặc dù khách hàng vẫn giữ nguyên sở thích khám phá, tìm kiếm và mua hàng, đồng thời, sức ảnh hưởng của cộng đồng vẫn không đổi, nhưng nội dung thúc đẩy ý định mua hàng lại đổi khác.
Ví dụ: ở Indonesia, chương trình giảm giá và thông tin sản phẩm có tác động lớn, ở Nhật Bản cũng vậy. Ngược lại, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam lại khá giống nhau. Tại đó, đề xuất của nhà sáng tạo và những người dùng khác trên nền tảng lại đóng vai trò quan trọng hơn.
Quyết định trực quan
Người tiêu dùng muốn cân nhắc và ra quyết định một cách trực quan, tự tin, thay vì mua sắm ngẫu hứng. Nội dung giúp người tiêu dùng nhận ra giá trị thực sự của sản phẩm mà không cần nỗ lực thêm để xác nhận. 2 câu hỏi đặt ra đối với xu hướng này mà doanh nghiệp cần nghiên cứu nếu muốn bán được hàng:
1. Nội dung nào thúc đẩy hoạt động mua sắm trong suốt hành trình ra quyết định của người tiêu dùng?
Chuyển dịch từ giá cả sang giá trị
79% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các loại nội dung khác không liên quan đến chính sách giảm giá. Chỉ 21% người tiêu dùng rất coi trọng chính sách giảm giá (chịu ảnh hưởng của nội dung có chính sách giảm giá trong hai hoặc ba giai đoạn của hành trình ra quyết định).
Người tiêu dùng không muốn đổ xô đi mua hàng chỉ vì có giảm giá. Họ coi trọng trải nghiệm mua hàng cũng như chính hoạt động mua hàng. Do đó, họ muốn nhận được nội dung giúp sản phẩm trở nên sống động và cho phép họ trải nghiệm giá trị của sản phẩm. Trên nền tảng video hướng đến nội dung, nội dung cho phép người dùng trải nghiệm và tin tưởng vào giá trị của sản phẩm sẽ có sức tác động đến quyết định mua hàng lớn hơn so với chính sách giảm giá.
Các thương hiệu nên tập trung vào Định dạng nội dung có sức ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm trong suốt hành trình ra quyết định của người tiêu dùng: “điều gì thu hút họ chú ý”, “họ cân nhắc và đánh giá điều gì”, cũng như “điều gì thuyết phục họ mua hàng”.
Định dạng nội dung theo thị trường
Hình thái thị trường
Có hai kiểu hình thái thị trường: Nhóm tiêu dùng dựa trên đánh giá của Cộng đồng (Social-oriented) và nhóm dựa trên đặc tính Sản phẩm (Product-oriented).
Khách hàng ở các thị trường tiêu dùng dựa trên đánh giá của Cộng đồng (Thái Lan, Việt Nam và Hàn Quốc) thường xem các bài đánh giá và đề xuất từ nhà sáng tạo, đồng thời, họ có nhiều khả năng sử dụng trực giác để đánh giá nội dung họ xem, giúp họ tự tin ra quyết định mà không cần tìm hiểu thêm. Mặt khác, khách hàng tại các thị trường tiêu dùng dựa trên đặc tính Sản phẩm (Nhật Bản và Indonesia) ưu tiên nội dung về thông tin sản phẩm và ưu đãi. Họ ít chú trọng vào người đề xuất hoặc đánh giá mà tập trung nhiều hơn vào những thông tin và ưu đãi họ nhận được.
Định dạng nội dung theo kiểu hình thái thị trường
Các biểu đồ dưới đây mô tả mức độ ảnh hưởng của từng yêu cầu Định dạng nội dung trong từng thị trường Châu Á TBD. Những khác biệt này tương ứng với các kiểu hình thái dựa trên đánh giá của Cộng đồng (Thái Lan, Việt Nam và Hàn Quốc) và dựa trên đặc tính Sản phẩm (Nhật Bản và Indonesia).
2. Nội dung nào thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng để họ mua hàng mà không cần xác nhận thêm?
Thuộc tính nội dung
Chỉ riêng Định dạng nội dung thì không đủ sức tác động khiến người tiêu dùng cân nhắc mua hàng. Thay vào đó, Định dạng nội dung có thể “khơi mào” cho các câu hỏi và mối nghi ngờ về sản phẩm hoặc tính phù hợp của sản phẩm đó. Từ đó, có thể thấy rằng người tiêu dùng không muốn mất công tìm kiếm thêm thông tin, họ muốn đưa ra quyết định bằng trực giác – thông qua nội dung họ xem.
Có ba loại Thuộc tính nội dung tạo tác động sâu sắc đến người tiêu dùng, khiến họ nhận ra giá trị của sản phẩm theo những cách có ý nghĩa và hữu hình. Khi người tiêu dùng tin tưởng vào lợi ích của sản phẩm và có thể nhận thấy rằng sản phẩm đó thực sự phù hợp với nhu cầu và lối sống của họ, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi mua hàng. Nhờ đó, họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt mà không cần mất công tìm kiếm và xem xét thêm thông tin.
Cộng hưởng cảm xúc
Khi đề xuất giá trị của sản phẩm được trình bày theo những cách mới mẻ hoặc bất ngờ, người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuyết phục về tính thực tế và lợi ích độc đáo của sản phẩm. Nhờ giới thiệu lối sống đáng mong đợi, nội dung sẽ tạo được sự đồng cảm nơi người tiêu dùng. Họ không chỉ mong muốn có được sản phẩm, mà còn xem sản phẩm như một phương tiện để giúp họ giống với nhà sáng tạo hoặc để hiện thực hóa lối sống trong mô tả.
Sau khi người tiêu dùng nhận ra rằng họ cần có sản phẩm vì sản phẩm đó có những lợi ích mới mẻ hoặc phong cách sống phù hợp, họ sẽ cảm thấy thuyết phục về giá trị của sản phẩm và có thể tránh phải mất công tìm hiểu thêm.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố nội dung khác thúc đẩy niềm tin của người dùng để họ mua hàng mà không cần xác nhận thêm như là Biểu đạt xác thực (Truyền đạt lợi ích theo những cách đáng tin cậy và có uy tín), Tính thực tế có liên quan (Giới thiệu sản phẩm giống như trong bối cảnh thực tế).
Cùng tailieuxin xem thông tin chi tiết của báo cáo Shoppertainment 2024: Tương lai của tiêu dùng và thương mại Châu Á TBD. Vui lòng nhấn nút bên dưới để xem mật khẩu mở tài liệu
Kết luận
Hy vọng tài liệu này sẽ hữu ích cho các marketer trong hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu Shoppertainment 2024: Tương lai của tiêu dùng và thương mại Châu Á Thái Bình Dương.
Các bạn có thể tham khảo thêm những báo cáo, nghiên cứu thị trường do tailieuxin tổng hợp để có nhiều thông tin hữu ích khi lập kế hoạch Marketing.
Nguồn: Accenture & TikTok